Tư vấn SA 8000

1.SA 8000 là gì?

SA 8000 (Social Accountability 8000) được Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế CEPAA (Council on Economic Priorities Accreditation Agency), nay được gọi là SAI (Social Accountability International). Trong đó, SAI là tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, trụ sở tại New York.

SA 8000 xây dựng dựa trên 12 Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labor Organization), Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền.

Tiêu chuẩn này tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu đối với điều kiện làm việc trong các ngành sản xuất, giúp cho người tiêu dùng ở các nước phát triển tin tưởng rằng hàng hóa mà họ mua và sử dụng, đặc biệt là quần áo, đồ chơi, mỹ phẩm, và đồ điện tử đã được sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận.

2. Đối tượng áp dụng

SA 8000 được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Tham khảo Danh sách khách hàng đã tư vấn SA 8000 tại AMSs.

3. Lợi ích khi áp dụng

a) Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ:

  • Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
  • Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
  • Nhận thức của doanh nghiệp về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường.

b) Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:

  • Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng.
  • Giảm thiểu chi phí giám sát.

c) Lợi ích đứng trên quan điểm của chính doanh nghiệp:

  • Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng.
  • Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.
  • Giảm chi phí quản lý.
  • Dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kỹ năng.
  • Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp.
  • Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
  • Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
  • Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lý.
  • Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
  • Là giấy thông hành để doanh nghiệp tham dự đấu thầu quốc tế, cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường khu vực và thế giới.

4. Các bước thực hiện dự án

– Bước 1 : Cam kết ban lãnh đạo

Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo, thành lập Ban triển khai xây dựng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 (Bao gồm các thành phần chủ chốt).

– Bước 2 : Đánh giá và lập kế hoạch:

Đánh giá thực trạng của các hoạt động trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp
Xem xét các mức độ tuân thủ của Doanh nghiệp so với với yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000
Lập kế hoạch chi tiết cho triển khai dự án tại doanh nghiệp ( Thiết lập giai đoạn – thời gian –trách nhiệm).

– Bước 3 : Đào tạo và hướng dẫn thực hiện:

Đào tạo nhận thức các yêu cầu của SA 8000 và cách thiết lập văn bản Hệ thống trách nhiệm xã hội,
Hướng dẫn cải thiện điều kiện nhà xưởng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

– Bước 4 : Xây dựng Hệ thống trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp:

Xây dựng mô hình tài liệu của Doanh nghiệp theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn
Hướng dẫn các bộ phận được phân công soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp và ban hành tài liệu theo kế hoạch.
Hướng dẫn ban hành các tài liệu đến các bộ phận, phòng ban

– Bước 5 : Áp dụng Hệ thống tài liệu:

Đào tạo nhận thức chung về Hệ thống trách nhiệm xã hội cho toàn bộ nhân viên trong Doanh nghiệp,
Hướng dẫn các bộ phận áp dụng tài liệu đã viết,
Chỉnh sửa tài liệu trên cơ sở thực tế và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có).

– Bước 6: Đánh giá, cải tiến:

Đào tạo đánh giá nội bộ cho các thành viên ban triển khai và một số các thành viên của các bộ phận liên quan,
Thực hiện đánh giá nội bộ,
Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá nội bộ.

– Bước 7 : Chứng nhận, duy trì và cải tiến Hệ thống trách nhiệm xã hội sau chứng nhận:

Doanh nghiệp liên hệ và lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp và làm thủ tục đăng ký chứng nhận,
Khắc phục và thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận.

Liên hệ ngay để được chuyên gia AMSs hỗ trợ quý doanh nghiệp nhanh nhất!

Trả lời