Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 22000: 2018
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Các yêu cầu đối với các tổ chức nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm – được ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2018 bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thay thế cho phiên ISO22000:2005.
Đây là tiêu chuẩn mới nhất quy định cụ thể các yêu cầu về quản lý an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn cầu.
Tiêu chuẩn này được hình thành dựa trên sự kết hợp 7 nguyên lý HACCP với các yêu cầu của tiêu chuẩn các nước về quản lý an toàn thực phẩm và các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000
- ISO 22000:2018: Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Các yêu cầu cho bất kỳ tổ chức nào trong dây chuyền thực phẩm
- ISO/TS 22003: 2013: Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm– Các yêu cầu cho các tổ chức đánh giá và chứng nhận cho các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- ISO/TS 22004:2014: Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Hướng dẫn ứng dụng của ISO 22000:2005
- ISO 22005 : 2007: Truy vết trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Các nguyên tắc chung và hướng dẫn cho thiết kế và phát triển hệ thống
Tham khảo Danh sách khách hàng tư vấn ISO 22000 tại AMSs.
Các lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 : 2018
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 vào trong quản lý an toàn thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức:
- Chứng tỏ sự cam kết của tổ chứng về mặt an toàn thực phẩm;
- Nâng cao hoạt động trao đổi thông tin nội bộ cũng như với bên ngoài về an toàn thực phẩm;
- Thể hiện năng lực kiểm soát các mối nguy có trong thực phẩm;
- Cho phép tổ chức dễ dàng trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001:2015, ISO 14001: 2015, HACCP của Codex…;
- Được công nhận trong phạm vi quốc gia và quốc tế;
Ngoài ra đem lại đến các lợi ích khác như:
- Cải thiện những cơ hội xuất khẩu và truy nhập đến thị trường đòi hỏi giấy chứng nhận như là một điều kiện của việc tiếp nhận;
- Nâng cao độ tin cậy của người mua;
- Nâng cao hình ảnh của công ty;
- Lợi thế cạnh tranh đối với những công ty không được chứng nhận
ISO 22000 : 2018 bao gồm 10 điều khoản
- Phạm vi
- Tiêu chuẩn trích dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Bối cảnh của tổ chức
- Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó
- Hiểu biết nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
- Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
5. Vai trò của lãnh đạo
- Cam kết của lãnh đạo
- Chính sách an toàn thực phẩm
- Hoạch định hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Trách nhiệm và quyền hạn
6. Hoạch định
- Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
- Các mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định đạt được chúng
- Hoạch định sự thay đổi
7. Hỗ trợ
- Các nguồn lực
- Năng lực
- Nhận thức
- Trao đổi thông tin
- Thông tin dạng văn bản
8. Điều hành
- Hoạch định điều hành và kiểm soát
- Chương trình tuyên quyết (PRPs)
- Hệ thống truy vết
- Sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Kiểm soát mối nguy
- Cập nhật thông tin qui định các PRPs và kế hoạch kiểm soát mối nguy
- Kiểm soát theo dõi và đo lường
- Xác nhận PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy
- Kiểm soát sản phẩm và quá trình không phù hợp
9. Đánh giá kết quả hoạt động
- Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
- Đánh giá nội bộ
- Xem xét của lãnh đạo
- 10. Cải tiến
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục
- Cải tiến liên tục