Giới thiệu chung về tiêu chuẩn GMP
GMP (Good Manufacturing Practices) là hệ thống các nguyên tắc, các yêu cầu hay các hướng dẫn nhằm đảm bảo các hãng sản xuất thuốc, các nhà sản xuất chế biến thực phẩm luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, chất lượng ổn định và hiệu quả sử dụng.
GMP hình thành từ những năm 1960. Ở các nước phát triển đều có tiêu chuẩn GMP riêng cho mình. Các khu vực ASEAN từ 1996 có ban hành bộ tiêu chuẩn chung GMP – ASEAN cho sản xuất dược phẩm và y tế.
Các nội dung cơ bản của GMP áp dụng cho cơ sở sản xuất thuốc:
1. Nhân sự;
2. Nhà xưởng;
3. Thiết bị;
4. Vệ sinh;
5. Sản xuất;
6. Đảm bảo và kiểm tra chất lượng;
7. Tự kiểm tra;
8. Xử lý khiếu nại và xử lý sản phẩm thu hồi;
9. Hồ sơ, tài liệu.
Các yêu cầu GMP đối với sản xuất chế biến thực phẩm:
1. Nhà xưởng và phương tiện chế biến:
- Khu vực xử lý như sàn nhà, tường, trần, cửa, bồn, …;
- Các phương tiện vệ sinh như nước cấp, thoát nước, nhà vệ sinh, phương tiện rửa tay; phương tiện chiếu sáng và yêu cầu;
- Điều kiện thông gió nhà xưởng;
- Các thiết bị và dụng cụ trang bị sử dụng
- Hệ thống an toàn từ thiết kế nhà xưởng, hệ thống báo động, nguồn nước cứu hoả đều được quy định chặt chẽ.
2. Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng:
- Khu vực chứa và cách xử lý phụ phẩm và chất thải;
- Bảo quản hóa chất nguy hiểm;
- Kiểm soát sinh vật gây hại,
- Đồ dùng cá nhân và quần áo .
3. Kiểm soát quá trình chế biến:
- Kiểm soát chặt chẽ các nguyên vật liệu,
- Các quy định trong qúa trình hoạt động sản xuất,
- Các biện pháp thanh trùng, tiệt trùng, tránh sự nhiễm bẩn, ngăn ngừa phát triển vi sinh vật có hại…
4. Yêu cầu về con người:
- Con người tham gia quá trình sản xuất chế biến phải đảm bảo sức khoẻ, (đặc biệt những người tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu và sản phẩm).
- Bảo đảm chế độ vệ sinh cá nhân, chỗ cất giữ quần áo và đảm bảo vệ sinh đối với khách tham quan.
- Con người được giáo dục, đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm ( theo qui định).
- Bảo đảm đầu tư các yêu cầu trang thiết bị vệ sinh nhà xưởng và cá nhân.
- Kiểm tra, giám sát quy chế vệ sinh ở mọi công đoạn.
5. Kiểm soát khâu bảo quản và phân phối:
Việc vận chuyển và bảo quản thành phẩm phải đảm bảo để tránh nhiễm bẩn thực phẩm bởi tác nhân lý, hóa, vi sinh và không gây phân huỷ thực phẩm.
Liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên gia AMSs hỗ trợ bạn nhanh nhất!